Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất khi lập kế hoạch kinh doanh hay các kế hoạch công việc của riêng mỗi người. Vì vậy việc thiết lập mục tiêu sao cho phù hợp là rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết thiết lập mục tiêu một cách hiệu quả. Chính vì vậy hãy cùng tham khảo bài viết “Mục tiêu SMART là gì?” sau đây cùng Hoài AnZ nhé!
Mục Lục
I. Tổng quan về nguyên tắc SMART
1. Mục tiêu SMART là gì?
SMART là viết tắt của Specific (cụ thể) – Measurable (đo lường) – Achievable (tính khả thi) – Relevant (tính thực tế) – Time bound (giới hạn thời gian). Mục tiêu SMART là một hệ thống các tiêu chí và quy tắc giúp bạn xác định, thiết lập mục tiêu hiệu quả nhất.
2. Lịch sử hình thành và tác giả của nguyên tắc SMART
Trong ấn bản “Management Review ” tháng 11 năm 1981 của George T. Doran thuật ngữ S.M.A.R.T lần đầu được biết đến. Tiêu chí SMART thường được liên tưởng đến lý thuyết quản lý theo mục tiêu của Peter Drucker.
3. Ưu điểm của mục tiêu SMART
- Giúp làm rõ ràng mục tiêu, khiến nó dễ hiểu và dễ thực hiện
- Dễ dàng kết hợp nhiều kế hoạch cùng lúc
- Thực hiện đạt được mục tiêu nhanh với thời gian rõ ràng
- Chia mục tiêu lớn trở thành nhiều mục tiêu nhỏ để dễ dàng thực hiện
- Trực quan và giúp phân cấp mục tiêu cho từng cá nhân
II. Phân Tích Các Yếu Tố Trong Mục Tiêu SMART
1. S trong mục tiêu SMART là gì?
- S viết tắt của: Specific
- Tiếng việt là: Cụ thể, chi tiết
Mục tiêu cần được cụ thể hóa càng chi tiết càng tốt.
- Ví dụ 1: thay vì bạn đặt mục tiêu là “học giỏi tiếng anh” thì bạn cần chi tiết hơn ví dụ mục tiêu “Có chứng chỉ TOIC“, “có chứng chỉ IELTS“
- Ví dụ 2: Thay vì bạn đặt mục tiêu là “Giảm cân” thì bạn hay đặt các mục tiêu như “chạy bộ” , “chống đẩy”, “gập bụng”
Key: Chia nhỏ mục tiêu lớn ra thành nhiều mục tiêu nhỏ
2. M trong mục tiêu SMART là gì?
- M viết tắt của: Measurable
- Tiếng việt là: Đo lường được
Tính đo lường được thể hiện qua các con số. bổ sung thêm cho sự chi tiết của chữ S.
- Ví dụ: thay vì bạn chỉ đặt mục tiêu là “Có chứng chỉ TOIC” thì hãy đặt là “Có chứng chỉ TOIC 600“.
Key: Gắn liền mục tiêu với các con số
3. A trong mục tiêu SMART là gì?
- A viết tắt của: Attainable
- Tiếng việt là: Tính khả thi
Mục tiêu đặt ra có thể đạt được dựa trên nguồn lực cho phép.
Quay lại ví dụ đặt mục tiêu “Có chứng chỉ TOIC 600“, bạn cần phải xét lại các nguồn lực của bạn xem có thể đặt được mục tiêu đó không.
- Thời gian ôn thi
- Tài chính đang có.
- Kiến thức căn bản…
Key: Tính khả thi gắn với tương lại và có thể đạt được dựa trên nguồn lực cho phép.
4. R trong SMART là gì?
- R viết tắt của: Relevant
- Tiếng việt là: Tính thực tế
Khi đặt ra mục tiêu thì cần xem xét xem mục tiêu này trước đó đã từng đạt được chưa. Đạt được ở đây có thể là bản thân hoặc người khách, công ty mình hoặc các công ty khác cùng ngành….
Ví dụ: bạn đặt mục tiêu “bán được 100 triệu hộp sữa trong 12 tháng”. vậy tính thực tế ở đây là bạn cần xem xét xem đã từng có doanh nghiệp nào bán được 100 triệu hộp sữa trong 12 tháng hay chưa.
- Nếu từ trước đến nay chưa có danh nghiệp nào bán được 100tr hộp sữa trong 12 tháng thì đây là mục tiêu không thực tế.
- Nếu đã từng có 1 hoặc nhiều doanh nghiệp bán được 100tr hộp sữa trong 12 tháng thì đây là mục tiêu thực tế. Bạn hoàn toàn có thể đặt mục tiêu như vậy. Vì trước khi xét tính thực tế thì bạn đã xét tính khả thi trước, tức là bạn đủ nguồn lực (con người, tài chính, máy móc, cách làm…) để có thể đáp ứng dc con số 100tr hộp đó.
Key: Tính thực tế gắn với quá khứ và đã từng đạt được. Tính thực tế cần xét sau khi đã đảm bảo tính khả thi.
5. T trong mục tiêu SMART là gì
- T viết tắt của: Time-Bound
- Tiếng việt là: Mốc thời gian (mốc thời gian hoàn thành)
Tất cả các mục tiêu thì cần có thời gian hoàn thành cụ thể, phần này rất dễ hiểu nên mình không giải thích thêm.
III. Phân Tích Một Số Ví Dụ Về Mục Tiêu SMART
Ví dụ 1:
- Bối cảnh: Một bạn sinh viên đại học năm thứ 2 muốn nâng cao trình độ tiếng anh
- Đặt mục tiêu: “Đạt chứng chỉ TOIC 600 trong vòng 18 tháng”.
Phân tích SMART
- S: đạt chứng chỉ toic chính là cụ thể hóa mục tiêu nâng cao trình độ tiếng anh.
- M: 600 ( cụ thể hóa mục tiêu bằng con số 600)
- A: Mục tiêu khả thi vì là một sinh viên năm thứ 2 bạn đã có sẵn nền tảng về tiếng anh trước đó, bạn có nhiều thời gian tập trung học tập, cuối cùng trong vòng 18 tháng là một thời gian khá dài vì vậy bạn hoàn toàn có thể đạt được.
- R: Mục tiêu thực tế vì có nhiều người đã đạt được TOIC 600 hoặc hơn.
- T: 18 tháng
=> Mục tiêu đặt ở trên là phù hợp chuẩn theo Mục tiêu SMART
Ví dụ 2: Sẽ cập nhật thêm….