Quản lý cửa hàng, hay chúng ta thường hay nghe là cửa hàng trưởng – người quản lý tại một cửa hàng với nhiệm vụ là lãnh giám sát cũng như điều hành tất cả các hoạt động trong cửa hàng đó. Khi có sự cố phát sinh thì cửa hàng trưởng là người đứng ra giải quyết, cũng như chịu trách nhiệm.
>> Nhân viên Telesales là gì? Mô tả công việc, KPI, Mức Lương
Mục Lục
Mô tả công việc, nhiệm vụ của quản lý cửa hàng
Quản lý cửa hàng là người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của toàn cửa hàng và các nhân viên làm việc tại cửa hàng, nhằm đảm bảo doanh số và không ngừng gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
- Quản lý và chịu trách nhiệm toàn bộ hàng hóa, nhân viên, khách hàng và các vấn đề liên quan đến cửa hàng
- Kiểm tra, giao việc, đốc thúc nhân viên; lưu tâm góp ý và tạo động lực làm việc cho nhân viên
- Đào tạo và theo dõi nhân viên mới trong việc bán hàng và chăm sóc khách hàng
- Đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu khách hàng
- Viết báo cáo về tình hình kinh doanh của cửa hàng theo tuần/theo tháng
- Hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh tại cửa hàng cùng với Ban Giám đốc
KPI công việc của quản lý cửa hàng
- Doanh số của hàng theo tháng
- Số lượng nhân viên làm việc tại cửa hàng
- Doanh số trung bình trên nhân viên
Yêu cầu công việc đối với cửa hàng trưởng
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các ngành liên quan
- Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí Quản lý cửa hàng hoặc các vị trí liên quan
- Có kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực kinh doanh là một lợi thế
- Thành thạo kỹ năng giao tiếp
- Thành thạo kỹ năng đàm phán và thuyết phục
- Có kinh nghiệm vận dụng kỹ năng xử lý xung đột và phát triển đội, nhóm
- Trung thực, linh hoạt
- Đặt khách hàng là trung tâm
Làm sao để thành người quản lý cửa hàng xuất sắc
Trong mọi mặt của quản lý, thì quản lý con người luôn phức tạp nhất. Đặc biệt với các cửa hàng bán lẻ, khi nhân viên bán hàng là bộ mặt, đại diện cho cửa hàng tiếp xúc với khách hàng, nên các kinh nghiệm về đào tạo và khích lệ tinh thần nhân viên sẽ giúp người quản lý cửa hàng tạo nên khác biệt. Theo quan điểm chúng tôi, quản lý cửa hàng cần có các kỹ năng sau để trở thành người quản lý cửa hàng xuất sắc
1 – Biết làm cho nhân viên thoải mái, vui vẻ
Nhân viên vui vẻ, mang lại hiệu suất công việc cao, đảm bảo doanh số và dịch vụ khách hàng cho cửa hàng của bạn. Vì vậy, người quản lý cần biết quan tâm, khen ngợi và làm họ trở thành một phần quan trọng của cửa hàng.
2 – Có khả năng giao tiếp
Giao tiếp là kỹ năng mọi người quản lý cần phải có. Giao tiếp hiệu quả giúp kết nối mọi người lại với nhau. Khi giao tiếp tốt, quản lý có thể thường xuyên nói chuyện với họ về con người, công việc, cuộc sống, các thái độ và thói quen dẫn đến thành công (cũng như thất bại) để tạo động lực cho nhân viên bán hàng
3 – Biết cách đào tạo nhân viên.
Một yêu cầu bắt buộc với quản lý cửa hàng là họ đã từng là nhân viên bán hàng, vì vậy họ hiểu mọi ngóc ngách trong công việc của một nhân viên bán hàng. Các quản lý cửa hàng kiểu này có thể đào tạo nhân viên làm việc tốt và khi cần thì họ có thể xắn tay làm thay việc của nhân viên. Chính vì vậy, họ có thể dễ dàng nhận ra các khó khăn trong công việc, đồng cảm và gần gũi hơn với nhân viên giúp nhân viên thêm tin tưởng và tôn trọng người quản lý cửa hàng.
4 – Bình tĩnh và tự chủ
Người quản lý cửa hàng là người mà nhân viên sẽ dựa vào mỗi khi cửa hàng gặp sự cố, rắc rối, là tường thành cuối cùng để nhân viên lui về, nên bạn không phải là người bình tĩnh và khéo léo trong xử lý tình huống thì sẽ khó tồn tại được ở vị trí này.
Năng lực liên quan
- Knowledge – Tốt nghiệp Đại học các ngành Quản trị kinh doanh hoặc các ngành liên quan
- Knowledge – Hiểu về hoạt động kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh
- Skill – Kĩ năng giao tiếp
- Skill – Kĩ năng đàm phán và thuyết phục
- Skill – Kỹ năng quản trị xung đột
- Skill – Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm
- Skill – Tự học, tự trau dồi
- Skill – Năng lực giải trình
- Skill – Kỹ năng đào tạo
- Attitude – Thái độ đặt khách hàng là trung tâm
- Attitude – Trung thực
- Attitude – Bảo mật kinh doanh
Quyền lợi, mức lương của quản lý cửa hàng
Các yếu tố về đãi ngộ, quyền lợi, mức lương phụ thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp và năng lực bản thân nhân viên. Về cơ bản thì một quản lý cửa hàng sẽ có các quyền lợi và mức lương tham khảo dưới đây.
Quyền lợi của quản lý cửa hàng
- Thu nhập hàng tháng gồm lương cơ bản + hoa hồng + thưởng
- Trợ cấp: Ăn trưa, tiền điện thoại, xăng xe, chi phí tiếp khách ( tùy từng mô hình công ty)
- Được hưởng đầy đủ BHXH, BHYT và BHTN theo Luật lao động hiện hành.
- Được tham gia các hoạt động chung của Công ty: du lịch, teambuilding, sự kiện…
Mức lương của quản lý cửa hàng.
Mức lương trung bình của công việc cửa hàng trưởng từ 8 – 15 triệu, thường trung bình sẽ vào khoảng 11 triệu.
8 website tuyển dụng quản lý cửa hàng lớn nhất Việt Nam
Để dễ dàng tìm cho mình một công việc/ ứng viên phù hợp thì mọi người có thể tham khảo 1 số website tuyển dụng lớn như:
- https://www.vietnamworks.com
- https://timviecnhanh.com
- https://www.topcv.vn
- https://careerbuilder.vn
- https://www.jobstreet.vn
- https://www.careerlink.vn
- https://jobsgo.vn
- https://123job.vn
Ngoài ra mọi người có thể tìm kiếm thêm trên các group FB tuyển dụng như:
- https://www.facebook.com/groups/tuyendungkvhanoi/ (400k thành viên)
- https://www.facebook.com/groups/469383163393248/ (816k thành viên)
- Hoặc tìm theo link sau https://www.facebook.com/search/groups?q=tuy%E1%BB%83n%20d%E1%BB%A5ng
Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên quản lý cửa hàng
- Có sản phẩm X bán rất chạy ở cửa hàng đối thủ nhưng ở cửa hàng của bạn lại bán ế. Theo bạn thì có những nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng này?
- Mô tả quy trình quản lý hàng hóa tại cửa hàng trước đây bạn từng làm việc.
- Kể lại một ý tưởng bạn từng triển khai giúp tăng doanh số cho cửa hàng.
- Mô tả lại một lần bạn giúp giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa các nhân viên
- Bạn xử lí thế nào nếu phát hiện nhân viên trong cửa hàng gian lận?
- Thường các đồng nghiệp hay nhận xét về bạn như thế nào?
- Mô tả quy trình bạn sẽ hướng dẫn một nhân viên về cách quản lý hàng trong kho.
- Bạn đã từng sa thải bao nhiêu nhân viên ở công ty cũ? Lí do là gì?
- Bạn thường làm thế nào để tạo động lực làm việc cho nhân viên?
- Bạn sẽ làm gì trong trường hợp có một nhân viên thường xuyên đi muộn?